Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Cách xử trí khi bé ăn vạ một cách hiệu quả

Kỹ năng sống cho trẻ em luôn là vấn đề được bố mẹ quan tâm lo lắng. Bố mẹ hãy cùng chia sẻ cùng IXL cách xử trí khi bé nhà mình ăn vạ nhé!
Mục lục (Ẩn / Hiện)
"Là con đầu nên luôn được quan tâm chiều chuộng ngay từ khi còn bé và gần đây cháu rất hay ăn vạ, rồi gào thét ghê gớm. Tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bất lực trong việc dạy bảo con trai 4 tuổi. Khi ccon ăn vạ, kêu gào, bố mẹ có nói gì đi chăng nữa thì còn chỉ càng gào to hơn. Các việc trong sinh hoạt hằng ngày như ăn cơm hay đánh răng buổi tối của con, bố mẹ luôn phải giục rất nhiều lần rồi con mới thực hiện. Làm sao để con thực hiện những mệnh lệnh của bố mẹ, ngoan ngoãn nghe lời và không ăn vạ vô cớ như bây giờ nữa ạ."
Trên đây là tâm sự của 1 phụ huynh trên vnexpress. Nhiều người đưa ra giải pháp "Ăn vạ đi đôi với ăn đòn. Thế là hết ngay". Vậy đây thực sự có phải biện pháp hữu hiệu?
 

Ăn đòn có phải 1 biện pháp hữu hiệu

Người lớn chúng ta vẫn hay biện minh cho hành động bạo lực với con rằng "hồi xưa mình bé cũng bị tẩn suốt mà vẫn lớn khôn, vẫn nên người, chứ có thành trộm cắp giết người, thành kẻ đâm thuê chém mướn hay bạo lực gì đâu?".
Đúng vậy, có thể trẻ sẽ không thành một người ưa bạo lực, trở thành người xấu, nhưng rất có thể nếu không bị đánh đòn, chúng có thể sẽ trở nên dạn dĩ hơn như những người đồng nghiệp ở các quốc gia tiên tiến mà mình có cơ hội tiếp xúc như Mỹ, Nhật, Hong Kong, Do Thái, Brasil.... Họ tự tin hơn vào bản thân, họ có chính kiến, dám nghĩ dám làm hơn, dám nói lên những điều mình suy nghĩ...
Có thể tất cả những lập luận trên đây của cũng không thật chính xác, vì chẳng ai có thể sống 2 cuộc sống để mà được so sánh thử xem liệu không bị đánh đòn và đánh đòn thì bản thân sẽ ra sao?... Nhưng chẳng phải cả dân tộc chúng ta đã thử qua cách này cả ngàn năm rồi sao, chẳng phải hàng triệu những đứa trẻ lớn lên khi tiếp xúc với những người nước ngoài đều trở nên yếm thế, không tự tin bằng họ đó sao, chẳng phải chúng ta đã từng bị ăn đòn và cảm thấy đúng thế sao?
(Theo báo cáo của tổ chức UNICEF: Trung bình cứ 10 đứa trẻ lại có 7 trẻ bị bạo hành về thể xác, chưa kể về tinh thần)
 

Không phạt trẻ để trẻ sợ mà là để trẻ nhớ không quên


Phạt trẻ là cả 1 nghệ thuật, người phạt trẻ là 1 nghệ sỹ. Thực ra công thức phạt trẻ rất đơn giản: chúng ta không phạt trẻ để trẻ đau mà sợ, mà là để trẻ nhớ không quên. Điều này rất quan trọng trong giáo dục trẻ. Không giống như người lớn có ý thức về hành động của bản thân, trẻ rất hay quên, không phải vì con “hư” hay con ngỗ nghịch đâu, mà bởi con “chưa nhớ” đấy. Hãy phạt con thật nhẹ nhàng bằng cách: cho con ngồi hay đứng ra 1 góc vắng người mỗi khi con phạm lỗi. Lưu ý, con trẻ chỉ có thể đứng yên hay ngồi yên 1 chỗ trong thời gian rất ngắn, hãy áp dụng: 3p - 2 tuổi, 5p - 3 tuổi, 7p – 4 tuổi … Nếu ép trẻ đứng quá lâu, sẽ chỉ có tác dụng ngược thôi.
1 công đoạn cuối cùng cũng quan trọng không kém đó là phạt xong rồi thì hãy ôm trẻ, nhớ luôn nói cha/mẹ yêu con ở đoạn cuối nhé. Để bé an tâm là điều này ko ảnh hưởng gì đến tình yêu bạn dành cho bé, cũng ko nói rằng bé hư hay gì ở đây cả, sai thì sửa thôi.
Bạn đừng cho rằng phạt nghĩa là làm con đau hay sợ hãi thì con mới nhớ và sợ, quan trọng là con có nhận ra ĐÚNG – SAI hay không. Mỗi khi con bị phạt, dù chỉ vài phút ngắn ngủi, con đã 1 lần ghi nhớ về hành động con mắc phải là việc làm không đúng, nếu con lại mắc lỗi thì lại áp dụng hình phạt vui vẻ, càng nhiều càng nhớ nhỉ.

Bí quyết: Hãy thỏa thuận những việc ĐÚNG – SAI và giao quy định trước khi phạt nhé, chẳng hạn nếu chưa bao giờ nhắc trẻ về việc xé giấy là không đúng thì không thể phạt khi trẻ mang giấy ra xé . Chúng ta chẳng thể phạt "vô lý" được đâu, sẽ làm trẻ trở nên cứng đầu hơn đấy. Hãy đối xử, tôn trọng bé như 1 người lớn các mẹ nhé.

Các tin khác

Cơn bùng nổ tâm lý ở trẻ em....Hiểu và định hướng xử lý!

Trong quá trình dạy học cho trẻ em có bao giờ bạn bắt gặp các tình huống như: con ném đồ đạc hoặc bịt tai rồi đóng sầm cửa phòng ngay ...

Dạy trẻ của bạn vượt qua mọi lỗi lầm với 5 câu hỏi

Mắc lỗi dù lớn hay nhỏ đều là chuyện bình thường trong cuộc sống thường ngày. Những sai lầm ngớ ngẩn cuộc sống dạy cho chúng ta biết cách vượt qua sự ...

Dạy trẻ giá trị sống

Chân thật; công bình, cảm thông, yêu thương và tự tin là các kĩ năng xã hội cho trẻ em, là giá trị sống mà cha mẹ cần truyền cho con ...

Khi con của bạn cư xử không tốt: những lời khuyên để có một kỷ luật hiệu quả

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh, làm sao để con nhận biết được các giá trị sống, nhận ...
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu