Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Dạy trẻ giá trị sống

Chân thật; công bình, cảm thông, yêu thương và tự tin là các kĩ năng xã hội cho trẻ em, là giá trị sống mà cha mẹ cần truyền cho con cái. Dù là chưa biết nói nhưng con trẻ vẫn có thể tiếp thu những tinh hoa của giá trị sống chủ yếu. Nhờ năm giá trị sống này, trẻ có thể phát triển tốt khi trưởng thành.
Mục lục (Ẩn / Hiện)

Chân thật

Hãy giúp trẻ phản ánh sự thật, trẻ rất “vô tư” khi thiếu chân thật. Chúng biết mình đã làm điều gì đó sai trái nhưng chưa biết “mẹo lừa dối”. Đó là cơ hội tốt để giáo dục cho trẻ.
Lúc này hãy cho trẻ biết rằng chân thật luôn tốt hơn giả dối, trẻ biết được điều đó sẽ bớt khuynh hướng nói dối trong tương lai.

Đừng phản ứng quá mạnh mẽ khi trẻ nói dối, hãy khéo léo tìm cách để giúp trẻ nói sự thật. Đó là khuyến khích trẻ chân thật. Chị Mai thấy đứa con trai 4 tuổi của mình viết bậy lên tường phòng khách, chị liền hỏi con và con nói nó vẽ con ngựa. Chị cười: “Mẹ nghĩ như vậy là không đúng. Sao con không hỏi ý mẹ?”. Nó hiểu ra và cùng mẹ lau sạch tường. Chị Mai khen con đã chân thật nhưng con phải chịu “kỷ luật” là tối không được xem phim hoạt hình để “đền tội”.

 Trẻ thường tưởng tượng rất phong phú, đó là lĩnh vực kỳ diệu trong tính cách trẻ chưa đi học. Cha mẹ cần phân biệt cho con trẻ biết thế nào là “nói dối, nói đùa” để trẻ không bị lẫn lộn.

Công bình

Hãy khuyến khích để trẻ “chuộc lỗi”, đó là dạy cho trẻ biết lẽ công bình. Bé An 4 tuổi và bé Sơn 3 tuổi cùng chơi trò giả làm ngựa. Sơn đẩy mạnh chị làm chị đau. Người cha bắt em xin lỗi chị. Như vậy đã đủ chưa?
Để giúp trẻ hiểu đúng thực sự nghĩa của sự công bình, cha mẹ cần  luôn khuyến khích trẻ sửa lỗi. Người cha trong trường hợp này có thể đề nghị bé Sơn đi lấy dầu gió xoa cho chị An để tỏ động thái hối lỗi, đồng thời vẫn cần có lời xin lỗi.

Nhờ vậy, trẻ có thể nhận ra hậu quả việc làm của mình đã gây ra cho người khác. Đây là bước đầu tiên trẻ biết đến trách nhiệm, biết cư xử đúng đắn với người khác.
Nếu cha mẹ thường la mắng hoặc có quyết định bất công, có thể trẻ sẽ không khâm phục. Cách cư xử công bình của cha mẹ sẽ dạy trẻ nhiều hơn bất kỳ cách la mắng nào.

Cảm thông

Hãy dạy cho trẻ biết nghĩ đến người khác. Trẻ dưới 5 tuổi thường rất ích kỷ. Trẻ khó đặt mình vào vị trí của người khác nhưng như vậy không có nghĩa là không thể dạy cho trẻ biết nhận biết giá trị của sự cân nhắc. Hãy tìm những cơ hội để nói với trẻ về sự tử tế.
Trẻ sẽ mau chóng tiếp thu các lời nói đúng và các động thái tốt và trẻ sẽ áp dụng theo. Có nhiều cách phản ứng để khuyến khích trẻ biết cân nhắc và quan tâm người khác.
Cha mẹ có thể thường xuyên nói chuyện với con về các cảm xúc và các động thái, rồi hỏi trẻ như vậy là đúng hay sai. Nếu trẻ nói “không đúng” thì bố mẹ hỏi trẻ tại sao cảm thấy vậy. Với các cách ứng xử khác nhau, trẻ sẽ quen dần và thấm nhuần, vì hiện tại trẻ đang là trang giấy trắng, hãy “vẽ” lên đó những lời tốt và các hình đẹp.

Tự tin

Hãy nuôi dưỡng lòng tự tin ở con trẻ. Bé Thành luôn muốn làm cây cầu hoặc xây nhà cao tầng. Tư tưởng hay nhưng bé không làm sao xếp được với những lon nước ngọt và băng keo. Bé 4 tuổi nên còn vụng về. Chị Liên nói: “Rồi con sẽ làm được khi con lớn hơn”. Nhưng con nhất định không chịu nên chị đành để con làm lại và chị phụ con dán băng keo. Hoàn thanh “công trình”, khuôn mặt con tươi vui rạng rỡ hẳn.

Luôn tin tưởng vào ý tưởng và khả năng của con là điều quan yếu để xây dựng lòng tự tin ở trẻ. Trẻ sẽ sẵn sàng nỗ lực vì trẻ biết nếu lỡ có thất bại thì cũng không bị chê trách.

Nhờ tự tin mà trẻ có thể xử lý các thử thách gặp phải trên các bước đường đời sau này. Nếu trẻ còn nhút nhát và lưỡng lự, hãy giúp trẻ loại bỏ ý nghĩ tiêu cực bằng cách nói: “Không sao đâu con, thua keo này bày keo khác. Ba/mẹ tin con có thể làm được”.

Đồng thời kể cho trẻ biết các gương vượt khó sống động trong cuộc sống gần gũi hàng xung quanh hằng ngày. Các cách khẳng định tích cực khả dĩ tạo hiệu quả kỳ diệu.

Cứ để trẻ làm những việc đơn giản để quen dần với công việc, trẻ sẽ nhanh chóng học tập, khéo léo dần và biết sống có trách nhiệm với gia đình, mọi người xung quanh đồng thời trẻ cũng cảm thấy tự tin vào khả năng của chính mình.

Yêu thương

Hãy giúp trẻ sống một cách quảng đại. Trẻ em thường khó khan trong việc “cho đi”, nhưng nếu cha mẹ khéo léo giúp đỡ thì chắc chắn trẻ sẽ “mở” lòng quảng đại. Nhân chi sơ tính bổn thiện. Hãy cho con trẻ thấy lòng quảng đại của cha mẹ để trẻ noi gương học tập yêu thương. Cha mẹ chăm sóc ông bà chu đáo, yêu thường nhường nhịn bề dưới trẻ sẽ biết kính trọng người trên và nhẹ nhàng yêu thương người dưới.
Đừng bỏ lỡ bất ngày nào qua đi khi mà trẻ không có bài học yêu thương từ cha mẹ. Những bài học xuất phát từ những lời đơn giản nhất như “ lời xin lỗi”; “cảm ơn”; “làm ơn…”.

Một phương trình đơn giản: Cha mẹ càng làm đầy căn nhà bằng những niềm vui, tiếng cười, lời yêu thương và các động thái cao quý thì trẻ càng dễ dàng thể hiện tình thương với mọi người.
Yêu thương luôn  là bài học sống giá trị nhất, như một danh nhân đã nói: “Chỉ những ai có lòng yêu thương thì mới xứng đáng nhận danh hiệu con người”.

Các tin khác

Cơn bùng nổ tâm lý ở trẻ em....Hiểu và định hướng xử lý!

Trong quá trình dạy học cho trẻ em có bao giờ bạn bắt gặp các tình huống như: con ném đồ đạc hoặc bịt tai rồi đóng sầm cửa phòng ngay ...
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu