Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Dạy trẻ của bạn vượt qua mọi lỗi lầm với 5 câu hỏi

Mắc lỗi dù lớn hay nhỏ đều là chuyện bình thường trong cuộc sống thường ngày.
Những sai lầm ngớ ngẩn cuộc sống dạy cho chúng ta biết cách vượt qua sự xấu hổ, mắc cỡ, sợ hãi và buồn bã.
Tự sửa lỗi lầm (Resilience) được định nghĩa là "khả năng phục hồi nhanh chóng từ những khó khăn." Đó là một kỹ năng sống cho trẻ em và là kỹ năng cần thiết tất cả chúng ta cần phải học. May mắn thay, những sai lầm đầu tiên trong đời của một đứa trẻ giống như được chuẩn bị trước.
Mục lục (Ẩn / Hiện)
Bằng cách hỏi con em chúng ta để tự đánh giá tình huống, sự kiện riêng biệt từ cảm xúc sẽ giúp các con khả năng làm chủ các tình huống xấu.
Có 5 câu hỏi luôn hỏi những đứa trẻ của tôi, bởi vì tôi biết rằng nó sẽ tiếp tục phạm sai lầm trong suốt cuộc đời của mình. Chúng ta không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể giúp chúng trở nên mạnh mẽ để giải quyết vấn đề. Do vậy sau mỗi lần con mình mắc lỗi tôi thường đặt ra năm câu hỏi để chúng trả lời.
 

Câu hỏi 1. “What happened?” - "Chuyện gì đã xảy ra?"

Nhận biết những vấn đề xảy ra là bước đầu tiên để giúp trẻ em có thể giải quyết vấn đề bởi vì chúng ta không thể giúp được gì nếu không biết chuyện gì đã xảy ra.
Giúp trẻ em học hỏi sự khác biệt giữa thực tế và những cảm xúc là một phần quan trọng trong khả năng của mình để giải quyết các vấn đề hiện tại và trong tương lai.
Ví dụ "Tôi gây rối tại bữa tiệc sinh nhật của Jenny và không ai sẽ mời tôi đến bất kì bữa tiệc nào khác." Ta thấy " Làm rối tung lên" là một trong những quan điểm của các hành động đã diễn ra, và lo lắng về việc không nhận được lời mời đến các bên trong tương lai là bắt nguồn từ sự sợ hãi.
"Vì sao con lại gây rối? Con hãy kể chuyện gì đã xảy ra? "
"Có ai nói rằng con sẽ không bao giờ nhận được một lời mời một lần nữa, hay là những gì con nghĩ rằng sẽ xảy ra?"
Kiểm tra cẩn thận mọi thông tin đứa trẻ cho bạn và chỉ phân tích những thông tin đúng, Nếu tôi chỉ nghe rằng bạn phát điên lên la hét vào mặt Spencer trước mặt mọi người vì đã lấy chiếc cupcake cuối cùng, liệu điều đó đã xảy ra?” Đôi khi chỉ cần mở rộng mọi thứ sẽ giúp xóa bỏ tình huống căng thẳng cho một đứa trẻ đang cảm thấy buồn bực.

Câu hỏi 2: “How are you feeling?” - "Con đang cảm thấy như thế nào?"

Tốt hay xấu, cảm xúc là một phần quan trọng của kinh nghiệm con người. Xấu hổ, sợ hãi và lo lắng là khá phổ biến sau mất cảm xúc, nhưng một số em lại thể hiện sự giận dữ hay tự dằn vặt mình. Những đứa trẻ cần có khoảng thời gian được dạy bảo để hiểu chính xác những cảm xúc ấy.
Hãy cho bọn trẻ bộc lộ cảm xúc của chúng một cách chân thực nhất có thể ("Nó không vui khi không muốn đi đến nhà của Jack nữa!") Sau đó, dựa trên tình huống cụ thể giúp họ xác định cảm xúc ("Con có lo lắng về những gì Jack sẽ nghĩ về con khi con đẩy bạn? Khi đó tôi cảm thấy xấu hổ vì nó làm tôi không vui.”)
Bạn là người hiểu con mình nhất, do đó hướng dẫn từng bước theo thời gian cùng sự chăm sóc để giúp con mình kiểm chế hành vi và cảm xúc một cách tốt nhất.
 

Câu hỏi 3: “What have you learned?” - "Con đã học được gì?"

Câu hỏi đôi khi làm khó với bọn trẻ khi vừa mới trải qua tình huống xấu. Khi bạn hỏi con bạn học được những gì, đôi khi nó có thể mất một vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để nhận ra vấn đề của tình huống xấu đó, từ đó mới có thể dự đoán trước được những tình huống xảy ra tương tự trong tương lai. Tuy vậy các em khó có thể rút ra các bài học riêng cho mình do đó bạn cần mô tả lại một tình huống tương tự để giúp các em “Tôi cũng từng trải qua những gì ở độ tuổi của bạn, và những gì tôi đã học được là …” Nhờ việc trẻ em được dạy dỗ từ mọi sai lầm, nó mở ra thêm nhiều cách vượt qua các tình huống khó khăn.

Câu hỏi 4: “What can you change for next time?” - "Con sẽ làm gì để thay đổi cho lần tiếp theo?"

Hãy lên kế hoạch cùng nhau
Tất cả chúng ta có thể cảm thấy khá mất kiểm soát sau khi thực hiện một sai lầm và nhìn thấy những hậu quả của các hành động của chúng tôi. Vì vậy, hãy lên kế hoạch để giải quyết các tình huống tương tự cho lần sau. Chẳng hạn;
"Thay vì gian lận trong bài kiểm tra thời gian tới, con hãy học chăm hơn."
"Thay vì đánh Lily khi tôi thất vọng, tôi sẽ đến nói chuyện với con."
 

Câu hỏi 5: “So, how are you feeling NOW?” - "Vậy bây giờ con cảm thấy thế nào?"

Bây giờ bạn đã nhận ra vấn đề, đề cập đến cảm xúc, học thêm những bài học mới, chuẩn bị kế hoạch cho các tình huống trong tương lai, hãy nhắc con của bạn rằng mọi điều tốt đẹp sẽ luôn đến với con.
Rất có thể là khi bạn hỏi câu hỏi này, mọi thứ sẽ không được tốt hơn ngay lập tức. Nhưng chắc chắc nó sẽ khá hơn dù nhanh hay chậm cũng không là vấn đề.
Tự khắc phục lỗi lầm thông qua bài học cuộc sống như thế này không phải là một kỹ năng hoàn hảo, nhưng nó có thể cải thiện được tình hình.
Cuối cùng, hãy nói với con bạn rằng: “Chúng ta sinh ra trong cuộc đời này là hoàn hảo cả tuy nhiên nhờ tình yêu và sự ủng hộ sẽ giúp ta vượt qua mọi sai lầm để trưởng thành hơn trong cuộc sống.”

Các tin khác

Cơn bùng nổ tâm lý ở trẻ em....Hiểu và định hướng xử lý!

Trong quá trình dạy học cho trẻ em có bao giờ bạn bắt gặp các tình huống như: con ném đồ đạc hoặc bịt tai rồi đóng sầm cửa phòng ngay ...

Dạy trẻ giá trị sống

Chân thật; công bình, cảm thông, yêu thương và tự tin là các kĩ năng xã hội cho trẻ em, là giá trị sống mà cha mẹ cần truyền cho con ...

Khi con của bạn cư xử không tốt: những lời khuyên để có một kỷ luật hiệu quả

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh, làm sao để con nhận biết được các giá trị sống, nhận ...
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu