Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Khi con của bạn cư xử không tốt: những lời khuyên để có một kỷ luật hiệu quả

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh, làm sao để con nhận biết được các giá trị sống, nhận biết đúng sai và biết nghe lời. Vậy nên, Kỷ luật được coi là một hình thức rèn luyện, khuyên răn đối với con trẻ.
Mục lục (Ẩn / Hiện)
Kỷ luật tích cực có các mục tiêu như sau:
  • Bảo vệ con của bạn khỏi các nguy hiểm
  • Giúp con bạn học cách tự kiểm soát
  • Giúp con của bạn học được tính có trách nhiệm
  • Giúp con của bạn ghi nhớ các giá trị trong cuộc sống
Với tư cách là cha mẹ, bạn có một mối gắn kết chặt chẽ với con cái của mình. Nếu bạn sử dụng các công cụ kỷ luật theo cách tôn trọng và đảm bảo rằng chúng là đúng, là không thay đổi, bạn sẽ đạt được hiệu quả tích cực và kéo dài của nó.

Làm thế nào để kỷ luật vận hành tốt?

Cách tốt nhất để đối diện với các hành vi không tốt của trẻ, đó là cảnh báo về các hành vi đó. Tuy nhiên, luôn có tình huống là con của bạn có những cư xử không phải. Trong các tình huống đó, con của bạn phải nhận ra rằng các công cụ nguyên tắc là cần có. Và các công cụ đó nếu không luôn như nhau (thay đổi theo tình huống), thì con của bạn sẽ trở nên hoang mang.

Làm thế nào để giúp con học được cách cư xử tốt?

  • Khen ngợi và thường xuyên chuyển đến con những dấu hiệu tình cảm
  • Biết lờ đi một số điều nhất định
  • Dự đoán trước những hành vi thái quá, nói với con về điều đó để con hiểu điều gì được mong đợi ở chúng
  • Gợi ý những lựa chọn có giới hạn và khả thi mà bạn thấy chấp nhận được.
  • Chấp nhận những lỗi sai của con
  • Đưa cho con các ví dụ
 Giải thích cho con bạn chờ đợi điều gì và đưa cho con những ví dụ về các thái độ cần có / đúng. Nhắc con thường xuyên các nguyên tắc và các giới hạn. Một giới hạn tốt sẽ
  • phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của con bạn
  • giúp con bạn tự kiểm soát bản thân
  • bảo vệ con bạn và môi trường hoạt động của con bạn
  • được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản
  • được thực thi với sự cương quyết, tôn trọng và lịch sự

Phản ứng như thế nào với hành vi xấu của trẻ?

Các công cụ kỷ luật mà bạn dùng sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi, giai đoạn phát triển và tính cách của trẻ, cũng như nhiều yếu tố khác. Sau đây là một số chiến thuật có thể giúp bạn
 

Hướng trẻ đến một hành động khác

  • Điều hướng, có nghĩa là chuyển từ một hành động này sang hành động khác, cách này phù hợp với trẻ nhỏ, đôi khi với trẻ lớn tuổi hơn.
  • Khi bạn điều hướng, hãy giải thích cho trẻ bằng lời nói những điều bạn không muốn con làm, để con đón nhận.

Sử dụng các hậu quả về mặt logic

  • Đưa ra các hậu quả nhìn thấy khi con có các hành vi không tốt, tất nhiên có liên quan trực tiếp tới các hành vi của con. Ví dụ, nếu con của bạn ở lứa tuổi mầm non vứt thức ăn ra nền nhà, hay yêu cầu con lượm lại. Một khi con đã nhặt thức ăn lại, thì hậu quả sàn nhà bẩn sẽ không còn.
  • Nếu không có hậu quả hiển nhiên cho hành vi của trẻ, bạn có thể lấy đi khỏi trẻ một quyền lợi nào đó. Ở những đứa trẻ nhỏ, hậu quả phải là nhìn thấy ngay lập tức. Ví dụ, một đứa trẻ chơi quá mạnh bao thì sẽ phải cách li với các bạn trong một khoảng thời gian ngắn.

Khuyến khích tìm lời giải cho các vấn đề

Việc có lời giải sẽ giúp con của bạn nhìn ra hậu quả của các hành vi của chúng. Bạn cũng hãy giúp con tìm ra một giải pháp cho hành vi không tốt: như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc áp dụng.

Sử dụng khoảng thời gian suy nghĩ

Thời gian để suy nghĩ là cách bạn đưa con ra khỏi tình huống mà con đang có hành vi không tốt. Cách này phù hợp với trẻ khoảng dưới 2 tuổi.

Tôi phải làm gì nếu con tôi đang trong cơn giận dữ

Cơn giận dữ là một phần của sự phát triển bình thường của trẻ. Nó có nguyên nhân từ các cảm xúc tiêu cực tăng cường mà trẻ chưa có khả năng kiểm soát hay thể hiện theo một cách khác.

Bạn có thể tránh một số cơn khủng hoảng bằng cách:

  • Khuyến khích con hướng tới các hành vi tốt
  • Tránh những tác nhân tạo ra việc vi phạm kỷ luật, nhưng cơn đói hoặc quá mệt mỏi
  • Làm quên đi hoặc hướng trẻ đến những hành động khác
  • Yêu cầu trẻ thể hiện/ bộc lộ theo một cách khác đi: “có phải con đang giận dữ?”

Bạn có thể rút ngắn thời gian/ giảm mức độ giận dữ của con bằng cách

  • Can thiệp trước khi trẻ mất hoàn toàn kiểm soát
  • Nói với giọng bình tĩnh, thừa nhận sự ấm ức của trẻ. Ví dụ: “con có thể đang rất bực mình, nhưng con không được đánh người khác”
  • Giúp đỡ con giải quyết vấn đề của con hay sự ấm ức của con

Trong tình huống của cơn khủng hoảng:

  • Lờ đi hành vi của con
  • Quan sát con từ xa để đảm bảo rằng con không gặp nguy hiểm. Sắp xếp lại đồ đạc, đồ chơi xung quanh và cách những đứa trẻ khác xa ra một chút
  • Nếu đứa trẻ nổi giận và mất kiểm soát, nó có khả năng tự làm tổn thương mình và làm tổn thương những người xung quanh, bạn cần hãm con lại, bằng cách sử dụng sức mạnh cần thiết để giữ con. Hãy cẩn thận để tránh làm đau con. Trong bất kỳ tình huống nào, bạn không được bạo lực cơ thể con.
  • Khi khủng hoảng qua đi, hãy cho con uống nước hay đưa con đi rửa mặt
  • Hướng con đến một hoạt động mới khác.

Các tin khác

Cơn bùng nổ tâm lý ở trẻ em....Hiểu và định hướng xử lý!

Trong quá trình dạy học cho trẻ em có bao giờ bạn bắt gặp các tình huống như: con ném đồ đạc hoặc bịt tai rồi đóng sầm cửa phòng ngay ...

Dạy trẻ giá trị sống

Chân thật; công bình, cảm thông, yêu thương và tự tin là các kĩ năng xã hội cho trẻ em, là giá trị sống mà cha mẹ cần truyền cho con ...
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu