Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Cơn bùng nổ tâm lý ở trẻ em....Hiểu và định hướng xử lý!

Trong quá trình dạy học cho trẻ em có bao giờ bạn bắt gặp các tình huống như: con ném đồ đạc hoặc bịt tai rồi đóng sầm cửa phòng ngay trước mặt bạn ? Hoặc trẻ hét lớn tiếng chống lại bạn rồi ném các đồ chơi đến trước mặt bạn ? Trẻ không làm kịp, không làm được bài tập nên giận dữ,  lớn tiếng thậm chí là đập bàn …??
Mục lục (Ẩn / Hiện)
Bùng nổ tâm lý là trạng thái tâm lý bao gồm các phản ứng tiêu cực của trẻ về mặt cảm xúc đến mức độ cao trào, đó như là hệ quả từ những ức chế tâm lý mà bản thân trẻ chịu đựng trong 1 khoảng thời gian khá dài.
 

 
Việc cần làm đầu tiên lúc này chính là xem xét mức độ nguy hiểm về mặy hành vi, tần suất của hành vi bùng nổ của trẻ, điều này diễn ra trong những tình huống nào ? và yếu tố chính nào mang tính chất củng cố âm tính cho hành vi bùng nổ này của trẻ (thông thường, đây là hệ quả từ việc vận dụng các quy tắc khen thưởng – kỷ luật một cách chưa phù hợp trong việc giáo dục trẻ tại gia đình cũng như tại nhà trường), các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, những yêu cầu vượt quá khả năng của trẻ… Và đôi lúc hành vi bùng nổ tâm lý chính là cách mà trẻ muốn người khác chú ý đến mình mặc dù nó được thể hiện theo cách thiếu thích hợp.  Hay đó là những phản ứng xúc cảm mà bản thân trẻ chẳng thể nào kiểm soát hoặc bất lực trong việc quản lý cảm xúc bản thân tại thời điểm xuất hiện cơn bùng nổ ?

Việc áp dụng hợp lý các quy định và thưởng phạt một cách kiên định, rõ ràng và bản thân phụ huynh (PH) cũng như luôn giáo viên (GV) luôn là tấm gương cho trẻ về khả năng kiểm soát sự nóng giận, vận dụng và tuân thủ theo những nguyên tắc mà bản thân phụ huynh hoặc GV cùng trẻ “thương lượng” dựa trên nguyên tắc “ hợp tác ” mà bản thân trẻ tham gia vào việc đưa ra những quy định này hay đề xuất hành vi thưởng phạt dựa trên sự định hướng giáo dục một cách khéo léo, phù hợp từ GV hoặc PH. Đôi khi sẽ là một cuộc so găng đầy stress cho cả trẻ và GV/PH khi mà tình trạng áp dụng các quy định về thưởng – phạt một cách kiên định/ nhất quán trở nên mất tác dụng. Điển hình là sự “ lờn mặt ”, trẻ càng vi phạm thì hình phạt càng tăng, tuy nhiên hình phạt càng tăng thì lại nhận thấy noi trở một phản ứng trở nên mạnh mẽ hơn, nghịch ngợm và bướng bỉnh hơn, mà không hề thấy được sự giảm bớt về mức độ vi phạm quy định cũng như hành vi nghịch ngợm. Đây là một dấu hiệu báo hiệu rằng, cần phải thay đổi một chiến lược mới với trẻ.

Vy có th thy nguyên tc đu tiên, đó chính là luôn to nên mt môi trường thân thin và hp tác gia PH/GV vi tr da trên nguyên tc hp tác trong vic thc hin mt cách kiên đnh các quy đnh v thưởng – pht. Đôi lúc, cn phi s dng đến nhiu chiến lược giáo dc mt cách phù hp ch vì phn ln chúng ta hiu rng bn tr cn có khuôn kh và k lut đ giúp chúng nhn thc và cư x đúng mc.
Nguyên tc th hai là bên cnh vic thay đi môi trường dn đến tình hung gây nên cơn bùng n là la chn bt kh kháng, điu tt hơn đó chính là hãy hướng dn tr v vic nhn din và đi din vi các tình hung đó mt cách thích hp.

Có lẽ, để giúp trẻ “lớn lên” và có được sự lành mạnh trong việc cân bằng cơ chế thích ứng với môi trường sống thì việc cung cấp cho trẻ các kỹ năng cần thiết để bản thân trẻ tự xử lý (cần có sự hỗ trợ từ các mối quan hệ lành mạnh mang tính nâng đỡ) – chính điều này sẽ làm cho trẻ thích nghi với cuộc sống thông qua những trải nghiệm được xem là những bài học tích cực từ cuộc sống hiện thực.
Vậy chiến lược cho việc xử lý và dự phòng những cơn bùng nổ của trẻ đó là:
  1. Đầu tiên, việc cho trẻ thấy rằng bạn tôn trọng và như một người bạn đầy thiện chí luôn sẵn sàng nói chuyện và giúp đỡ trẻ, bên cạnh đó hãy chắc rằng bạn luôn cố gắng để kiểm soát những cơn giận dữ mà trẻ làm cho bạn phải phát điên.
  2. Xác định nguyên nhân dẫn đến cơn bùng nổ, ý nghĩa của hành vi bùng nổ của trẻ là gì ? với câu hỏi tại sao cơn bùng nổ cứ mãi diễn ra ?
  3. Hiểu và xử lý “hạ nhiệt” cơn bùng nổ tâm lý của trẻ một cách phù hợp.
  4. Kiên quyết và linh hoạt trong việc áp dụng nguyên tắc thưởng – phạt. Đảm bảo việc trẻ được tham gia vào quá trình “thương lượng – hợp tác” cùng với PH/GV về hành vi và mức độ thưởng phạt này.
  5. Lên một kế hoạch dự phòng cho việc xuất hiện các cơn bùng nổ tâm lý mà trẻ có thể gặp phải trong tương lai. (Bản thân trẻ trở nên bị động trước các tác động từ các yếu tố mang tính kích thích khả năng thích ứng của trẻ đối với môi trường xung quanh và một điều hiển nhiên rằng PH/GV không phải là những siêu nhân có thể điều khiển thế giới xung quanh trẻ).
  6. Cần có sự tham khảo cùng các chuyên gia, nhà chuyên môn về tâm lý – giáo dục đáng tin cậy.

Các tin khác

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu