Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

10 kỹ năng mềm cho học sinh Tiểu học

10/01/2024
Đâu là những kỹ năng sống tiểu học cần thiết mà các em cần phải có đặc biệt là trước khi chuẩn bị vào lớp 1? Bởi đây là cột mốc khá quan trọng nên nhiều ba mẹ rất lo lắng và các em học sinh cũng còn nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm. Hãy cùng iGEM LEARNING điểm qua 10 kỹ năng mềm quan trọng cho học sinh Tiểu học mà cha mẹ cần lưu ý rèn luyện cho con trong bài viết dưới đây.

1. Kỹ năng tìm kiếm thông tin

Kỹ năng tìm kiềm được tổng hợp từ nhiều kỹ năng nhỏ khác nhau như: kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích, kỹ năng logic,…các kỹ năng cho học sinh tiểu học tìm kiếm thông tin từ sách vở hay từ mạng internet dễ dàng, tìm được những thông tin chính xác, đúng mục đích. Có một vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để dạy con cách tìm kiếm thông tin một cách chuẩn xác nhất, lành mạnh nhất.
Gợi ý cách tìm kiếm thông tin:
  • Khoanh vùng các kênh thông tin có thể sử dụng để tìm kiếm, trong một cuốn tạp chí, một cuốn sách kỹ năng sống, Google, kênh Facebook, kênh Youtube,…
  • Chọn lọc thông tin từ nhiều kênh thông tin chính thống khác nhau và tiếp nhận các thông tin đó một cách cởi mở, khách quan.
  • Hỏi ý kiến của cha mẹ, thầy cô giáo về các thông tin mà trẻ mới chọn lọc được để đánh giá mức độ chính xác của những thông tin đó.

2. Kỹ năng tập trung

Tập trung cao độ trong mọi việc sẽ hình thành cho trẻ một thói quen tốt đến khi trưởng thành. Kỹ năng này giúp trẻ tập trung lắng nghe bài giảng tốt hơn, từ đó, trẻ có thể hiểu bài và học tập hiệu quả hơn. Ngoài ra, đó còn là sự tôn trọng của mình khi tương tác với người khác.
Gợi ý cách rèn luyện sự tập trung:
  • Tạo một không gian học tập thật yên tĩnh.
  • Giảm thiểu các đồ vật gây chú ý trong tầm mắt trẻ.
  • Khen thưởng khi trẻ hoàn thành mục tiêu học tập.
  • Thiết kế thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngồi học cùng trẻ hoặc quan sát việc học của trẻ.

3. Kỹ năng giao tiếp

Những đứa trẻ có kỹ năng giao tiếp sẽ có khả năng ngôn ngữ vượt trội, tính cách tự tin và phản xạ tốt. Kỹ năng giao tiếp ở đây không chỉ gói gọn trong việc con cởi mở tương tác với người khác, mà còn cả cách con lắng nghe và có những hành vi ứng xử đúng mực.
Một số nguyên tắc quan trọng trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ:
  • Biết chào hỏi lễ phép với người lớn và hòa nhã với bạn bè.
  • Không ngừng mở rộng vốn từ bằng cách đọc và nghe nhiều hơn
  • Lắng nghe người khác nói và không chen ngang lời của họ.
  • Luôn chủ động và tương tác một cách đúng chừng mực.
  • Biết cách giao tiếp bằng mắt và sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
  • Trả lời các câu hỏi một cách hoàn chỉnh và đúng mực.
  • Thể hiện thái độ tôn trọng đối với người đối diện.
  • Luôn có thái độ cởi mở và cầu thị khi tương tác với người khác.

4. Kỹ năng phản biện

Kỹ năng phản biện là kỹ năng sử dụng những luận cứ và dẫn chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình. Kỹ năng này nên được hình thành từ thời thơ ấu để giúp trẻ có cái nhìn đa chiều hơn về một vấn đề nói riêng và về vạn vật xung quanh nói chung. Đối với học sinh tiểu học, tư duy phản biện còn tạo điều kiện để trẻ sáng tạo hơn trong cách tiếp cận bài học, lập luận logic hơn, để từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
Để rèn luyện tư duy phản biện tại nhà, phụ huynh có thể tạo điều kiện để trẻ tham gia một số trò chơi vận dụng tư duy để đạt được kết quả cuối cùng. Phụ huynh không nên vì nóng vội mà làm hộ trẻ. Thay vào đó, hãy để trẻ được cọ xát với vấn đề và tự tìm hướng giải quyết. Phụ huynh chỉ nên là người hướng dẫn và hỗ trợ khi trẻ cần mà thôi.

5. Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục

Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục là khả năng trẻ truyền đạt những thông tin, những lập luận để trình bày hay biện luận về một vấn đề nào đó. Có được kỹ năng thuyết trình tốt, con sẽ trở nên dạn dĩ trước đám đông hơn và không ngại việc bày tỏ cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, con cũng sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về bản thân mình, về những thế mạnh và yếu kém của con.
Để tạo thêm động lực cho con tự tin với kỹ năng của mình, cha mẹ có thể hướng dẫn thêm cho con một số cách để thuyết trình tự tin hơn, bao gồm:
  • Cho con xem các bài diễn thuyết của những người nổi tiếng hoặc của một bạn nhỏ nào đó.
  • Động viên con mạnh dạn nói lên quan điểm của mình trước đám đông.
  • Tạo cơ hội để con tham gia các hoạt động mà ở đó mỗi bạn đều có cơ hội thực tập kỹ năng thuyết trình.
  • Khuyến khích con đặt nhiều câu hỏi và tìm ra câu trả lời để có tư duy lập luận tốt hơn.

6. Kỹ năng hợp tác

Kỹ năng hợp tác được hiểu là sự kết nối giữa các cá nhân với nhau. Theo đó, kỹ năng hợp tác là cách trẻ sẻ chia, nhường nhịn, cộng tác với người khác trong một công việc nào đó. Đó có thể là các hoạt động trong lớp, học nhóm hoặc một trò chơi theo nhóm.
Một số cách để rèn luyện kỹ năng hợp tác:
  • Dạy con biết chia sẻ với người khác, từ công việc cho đến cảm xúc của con.
  • Khuyến khích con thường xuyên trò chuyện và giúp đỡ bạn bè.
  • Dạy con cách biết nhún nhường và tôn trọng ý kiến của người khác.
  • Giải thích cho con hiểu nếu con gặp bất đồng khi làm việc nhóm.
  • Giải thích cho con về trách nhiệm và vì sao con cần có trách nhiệm khi hợp tác.

7. Kỹ năng khởi tạo ý tưởng

Kỹ năng khởi tạo ý tưởng là cách trẻ vận dụng tư duy và khả năng sáng tạo của mình để “cho ra đời” một ý tưởng nào đó giúp ích cho việc học và sinh hoạt hàng ngày. Sự sáng tạo của một đứa trẻ là vô tận và trẻ thường có những ý tưởng mà ngay cả chúng ta không thể nghĩ ra được.
Một số cách để rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo ý tưởng cho trẻ:
  • Cho phép con tự do lựa chọn và không áp đặt chính kiến của ba mẹ lên suy nghĩ của trẻ.
  • Chọn những trò chơi hoặc món đồ giúp trẻ kích thích trí tưởng tượng, ví dụ như tranh vẽ, đất nặn, lego, sách khoa học,…
  • Khuyến khích con tự kể một câu chuyện của riêng mình hoặc một câu chuyện mà con đã được kể theo cách của con. Cha mẹ đừng ngắt lời của trẻ chỉ vì câu chuyện đó không đi đúng thứ tự hay không đúng với nguyên tác nhé.
  • Có thái độ cởi mở với những sai lầm của con bằng cách không khiển trách hay chê cười mỗi khi con mắc lỗi.
  • Khuyến khích con khám phá mọi thứ, từ việc học một bộ môn mới cho đến tham gia một hoạt động vui chơi mà con chưa được thử trước đó.

8. Kỹ năng đặt câu hỏi đúng

Có thể hiểu đây là cách trẻ vận dụng khả năng của mình để đưa ra câu hỏi một cách chuẩn xác và đi đúng vấn đề mà trẻ muốn được giải đáp. Dạy trẻ đặt đúng câu hỏi là tiền đề để trẻ phát triển khả năng tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời, việc đặt đúng câu hỏi sẽ giúp trẻ xác định được trọng tâm của vấn đề, tiết kiệm thời gian.
Cách đặt câu hỏi hiệu quả:
  • Bước 1 – Lên ý tưởng: Con sẽ cần phải xác định được bản thân muốn hỏi những gì và nhận câu trả lời như thế giới.
  • Bước 2 – Đặt câu hỏi: Con vận dụng quy tắc 5W + 1H để đặt câu hỏi phù hợp dựa trên ý tưởng đã tìm ra ở bước 1.
  • Bước 3 – Lắng nghe và rút kinh nghiệm: Con phải chú tâm lắng nghe để xác định xem con đã có câu trả lời mình cần chưa. Nếu chưa, con cần tìm hiểu xem có phải mình đã đặt sai câu hỏi hay vấn đề nằm ở đâu, từ đó rút kinh nghiệm cho lần tới.

9. Kỹ năng phản hồi tích cực

Kỹ năng phản hồi tích cực được biểu hiện qua cách trẻ tập trung lắng nghe, quan sát tỉ mỉ, tóm tắt được những ý trọng điểm… Nói một cách dễ hiểu, kỹ năng phản hồi tích cực là việc trẻ dựa trên những chia sẻ của người khác để đưa ra ý kiến của bản thân một cách khách quan thay vì tự áp đặt suy nghĩ của mình.
Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách lắng nghe kỹ càng những gì người khác nói. Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình lên con, cha mẹ cũng nên lắng nghe những chia sẻ của con để đưa ra những đánh giá/lời khuyên phù hợp.
Cha mẹ cũng cần dạy con không nên phán xét vội vàng một vấn đề nào đó. Để trẻ hiểu hơn về kỹ năng này, cha mẹ hãy trở thành tấm gương tốt để con học tập theo.

10. Kỹ năng ngồi học đúng tư thế

Cha mẹ cần uốn nắn để con ngồi đúng tư thế khi học bài. Việc con ngồi sai tư thế sẽ dễ gây ra một số ảnh hưởng đến việc học, gây các tật về mắt và nguy cơ bị vẹo cột sống. Các tư thế ngồi học sai mà cha mẹ cần chú ý bao gồm:
  • Vừa học vừa nằm.
  • Ngồi không thẳng lưng hoặc gục mặt lên bàn.
  • Chống một tay để tựa đầu.
  • Dí mắt sát vào sách vở để đọc bài.
Để giúp con có một tư thế ngồi học đúng, cha mẹ hãy lưu ý những quy chuẩn sau đây:
  • Tư thế ngồi thoải mái, không gò bó.
  • Khoảng cách từ mắt đến bàn học là 25 – 30 cm.
  • Cột sống luôn ở tư thế thẳng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
  • Hai chân duỗi thoải mái, không co chân, vắt chéo chân.
  • Hai tay giữ đúng điểm tựa: Tay không viết bài sẽ xuôi theo chiều ngồi và giữ lấy tập và làm điểm tựa chọn nửa người bên đó.
  • Ánh sáng phải được đảm bảo vừa đủ và thuận chiều.
  • Độ cao của bàn và ghế cũng phù hợp với chiều cao của trẻ.

Khoá học kỹ năng sống tại iGEM LEARNING

Việc giáo dục kỹ năng xã hội (kỹ năng sống) chính là dạy các em các kiến thức và thực hành thuần thục các kiến thức đó ở bình diện đạo đức, nhân cách. Được dẫn đường bởi việc hiểu về những điều đúng đắn (trên cơ sở có phản biện), và với nền tảng những phẩm chất tâm lý tích cực (kết quả của sự thực hành và phản biện), đứa trẻ sẽ độc lập một cách vững vàng, tự chủ trong việc hoạch định đời sống và đương đầu với những thử thách trong cuộc sống của riêng chúng. 
  • Chương trình nhấn mạnh đến Lòng tự tôn – cái cốt lõi của nhân cách con người bao gồm 3 trụ cột chính: hiểu và đón nhận bản thân; tầm nhìn cá nhân; sự tự tin.
  • Chương trình tổng thể phủ khắp các khía cạnh trong đời sống của đứa trẻ: cá nhân, mối quan hệ với (những) người khác, phương pháp học tập và nuôi dưỡng tinh thần học tập suốt đời, phát huy tài năng và khẳng định vị trí cá nhân trong cộng đồng, cống hiến khả năng của mình cho môi trường và cộng đồng.
  • Chương trình được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết về tâm lý – giáo dục, với sự tham khảo và cập nhật từ các hoạt động giảng dạy kỹ năng xã hội của Úc, Canada, Pháp. 
Trẻ sẽ đạt được gì sau khoá học?
  • Tự tin chia sẻ, thể hiện bản thân, phát huy cá tính, quan điểm.
  • Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, phát triển nhận thức và tìm ra phương pháp học tập phù hợp.
  • Phát triển nhân cách lành mạnh, ý thức trách nhiệm trong cộng đồng.
Tham khảo các khoá học cho các bé tại iGEM LEARNING
-----
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO iGEM LEARNING
  • Địa chỉ: 60 Láng Hạ, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, Tp.Hà Nội
  • ĐT: 096 270 6922  |  097 209 0300
  • Email: info@igemlearning.vn 
  • Facebook: iGEM LEARNING
  • Website: iGEM LEARNING

Các tin khác

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu