Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

10 nhóm kỹ năng sống trẻ mầm non cha mẹ cần đầu tư cho con ngay hôm nay

04/01/2024
Ở độ tuổi mầm non từ 3 – 5 tuổi, trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ những trải nghiệm thực tế vô cùng nhanh chóng. Việc xây dựng cho bé những kỹ năng sống cơ bản là rất quan trọng vì chúng giúp ích rất nhiều đến sự phát triển tư duy và tính cách của trẻ khi trưởng thành. Hãy cùng iGEM LEARNING liệt kê top 10 kỹ năng được cho là quan trọng mà cha mẹ nên đầu tư cho con nhé.

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, trao đổi thông tin là một bộ môn nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người. Đối với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được nuôi dưỡng và rèn luyện ngay từ nhỏ. Biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông tin cho người khác và bày tỏ mong muốn của mình một cách đúng đắn mà không tỏ ra than vãn, mè nheo hay khóc lóc. Khi trẻ biết giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, phát triển mối quan hệ tốt với mọi người, tự tin hơn, có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống,...

2. Kỹ năng tự lập

Việc để cho bé tự ý thức, tự phục vụ những nhu cầu cơ bản của bản thân là một điều cần thiết cần được rèn luyện từ nhỏ. Một số việc cha mẹ nên để cho bé tự làm, chẳng hạn như tự xúc ăn, đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non được các chuyên gia khuyến khích áp dụng cho các gia đình khi nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, cha mẹ hãy để trẻ tự đánh răng, đi giày, đội mũ nón và mắc áo khoác khi ra ngoài,... Con sẽ biết cách tự chăm sóc bản thân khi không có bố mẹ ở bên, đồng thời giúp gia đình tiết kiệm thời gian mỗi khi có dịp cùng nhau ra ngoài.

3. Kỹ năng tự bảo vệ

Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. 
Đối với trẻ mầm non, đôi khi các bé phải tự chơi không có sự giám sát của người lớn. Bạn cần chỉ dạy và giải thích cho con những khu vực nguy hiểm như bếp núc, ổ điện, cửa sổ hay ban công các tòa nhà cao tầng…  hay dạy trẻ tuyệt đối không được nhận đồ và đi theo người lạ.

4. Kỹ năng tự vượt qua khó khăn, trở ngại

Để con hình thành tính tự lập ba mẹ nên kiên nhẫn dạy cho con kỹ năng vượt qua khó khăn. Ví dụ, nếu bé bị ngã, đừng vội bế con lên hoặc dỗ dành để bé không khóc. Thay vào đó, hãy đến và động viên con bạn đứng dậy. Tương tự như vậy, khi con xung đột với bạn bè xung quanh, bạn đừng vội cho rằng con mình đúng rồi lôi người lớn vào một góc mà hãy hỏi con nguyên nhân dẫn đến sự việc và khuyến khích con bạn chủ động hòa giải.

5. Kỹ năng nói thật

Trẻ em vốn không biết nói dối nhưng tâm lý chung là sợ bị trách phạt, la mắng từ người lớn. Trong quá trình trưởng thành, nhiều lúc trẻ sẽ nói dối cha mẹ một vài chuyện nhưng trẻ còn quá nhỏ để hiểu lời nói dối nào là nên, lời nói dối nào là không nên.
Cha mẹ không nên nóng giận nếu phát hiện trẻ nói dối mà nên từ từ khuyên bảo cho trẻ không tái phạm những lần sau. Ngược lại, nên khen ngợi khi trẻ đã thừa nhận bản thân nói dối hoặc làm sai, đồng thời là tấm gương để trẻ học hỏi theo. 

6, Kỹ năng học hỏi, tư duy

Trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non vốn luôn có sở thích tò mò, muốn tìm hiểu những đồ vật, sự việc xung quanh mình. Bố mẹ nên tạo điều kiện hết sức để trẻ có thể tự do khám phá và tích cực học hỏi.
Cha mẹ hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi Vì Sao? và cùng bé tìm lời giải đáp cho từng câu hỏi. Việc có cha mẹ đồng hành trong quá trình khám phá sẽ giúp bé hào hứng và đam mê học hỏi cái mới.

7. Kỹ năng sẻ chia, giúp đỡ người khác

Cha mẹ hãy làm tấm gương để con noi theo và dạy con cách quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. Khi thấy người khác gặp vấn đề, hãy gợi ý cho trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn bằng nhiều cách. Chẳng hạn như: sau khi ăn xong hãy để bát đũa vào bồn rửa, giúp cha mẹ làm những việc nhỏ như dọn chén bát để ăn cơm, giúp mẹ sắp xếp lại tủ giày dép,... 

8. Kỹ năng tham gia giao thông

Tham gia giao thông an toàn là kỹ năng sống mà trẻ mẫu giáo sẽ được dạy khi con học tại trường, nhưng cha mẹ vẫn nên kết hợp để trẻ có thể luyện tập kỹ năng này một cách tốt nhất. Cha mẹ hãy dạy con những thông tin cơ bản nhưng hiệu quả, chẳng hạn như:
  • Con nên đi bộ trên vỉa hè.
  • Biết cách nhận biết đèn tín hiệu giao thông.
  • Chỉ sang đường khi đèn xanh dành cho người đi bộ.
  • Khi băng qua đường, hãy quan sát cẩn thận và giơ tay xin đường.
  • Nếu có nhiều phương tiện giao thông trên đường, hãy dạy trẻ đợi ai đó qua đường để con có thể đi cạnh họ.

9. Kỹ năng chăm sóc cây, bảo vệ môi trường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tâm hồn và nhân cách của trẻ sẽ phong phú và tươi đẹp nếu được tiếp xúc thường xuyên cây cối và động vật. Cha mẹ có thể dạy con cách chăm sóc cây cối như tưới cây, nhổ cỏ hay cho chó mèo ăn. Cùng với đó, cha mẹ hãy hướng dẫn con bỏ rác đúng nơi quy định và chia sẻ với con về tầm quan trọng của cây xanh đối với môi trường. Từ đó sẽ giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và có hứng thú hơn với mọi thứ xung quanh.

10. Kỹ năng tiết kiệm

Nhiều cha mẹ luôn muốn bao bọc con cái, nhưng điều này trở thành thói quen phụ thuộc và trở nên thụ động trong mọi việc khác. Trẻ em sẽ không thể tự lập và chỉ có thể chờ người lớn hỗ trợ cho mình. Cha mẹ nên dạy con cách tiêu tiền đúng cách, dạy con biết kiếm được đồng tiền rất vất vả và khiến con biết ơn công lao của cha mẹ để từ đó con biết cách trân trọng đồng tiền và công sức của người lao động.

Khoá học kỹ năng sống tại iGEM LEARNING

Việc giáo dục kỹ năng xã hội (kỹ năng sống) chính là dạy các em các kiến thức và thực hành thuần thục các kiến thức đó ở bình diện đạo đức, nhân cách. Được dẫn đường bởi việc hiểu về những điều đúng đắn (trên cơ sở có phản biện), và với nền tảng những phẩm chất tâm lý tích cực (kết quả của sự thực hành và phản biện), đứa trẻ sẽ độc lập một cách vững vàng, tự chủ trong việc hoạch định đời sống và đương đầu với những thử thách trong cuộc sống của riêng chúng. 
  • Chương trình nhấn mạnh đến Lòng tự tôn – cái cốt lõi của nhân cách con người bao gồm 3 trụ cột chính: hiểu và đón nhận bản thân; tầm nhìn cá nhân; sự tự tin.
  • Chương trình tổng thể phủ khắp các khía cạnh trong đời sống của đứa trẻ: cá nhân, mối quan hệ với (những) người khác, phương pháp học tập và nuôi dưỡng tinh thần học tập suốt đời, phát huy tài năng và khẳng định vị trí cá nhân trong cộng đồng, cống hiến khả năng của mình cho môi trường và cộng đồng.
  • Chương trình được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết về tâm lý – giáo dục, với sự tham khảo và cập nhật từ các hoạt động giảng dạy kỹ năng xã hội của Úc, Canada, Pháp. 
Trẻ sẽ đạt được gì sau khoá học?
  • Tự tin chia sẻ, thể hiện bản thân, phát huy cá tính, quan điểm.
  • Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, phát triển nhận thức và tìm ra phương pháp học tập phù hợp.
  • Phát triển nhân cách lành mạnh, ý thức trách nhiệm trong cộng đồng.
-----
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO iGEM LEARNING
  • Địa chỉ: 60 Láng Hạ, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, Tp.Hà Nội
  • ĐT: 096 270 6922  |  097 209 0300
  • Email: info@igemlearning.vn 
  • Facebook: iGEM LEARNING
  • Website: iGEM LEARNING
 
 
 

Các tin khác

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu