Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

18/03/2021
Với đặc điểm tâm lý hiếu kỳ, thích tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ nhưng các con lại chưa có kỹ năng nhận diện, phán đoán những mối nguy hiểm đang tiềm ẩn. Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân là giúp trẻ tư duy, phán đoán, đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó tìm cách tránh xa hoặc biết cách ứng phó, thậm chí phản kháng, chống trả để tự bảo vệ chính mình.

Bảo vệ bản thân là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ


Bé trong độ tuổi từ 4-12 tuổi dễ bị lợi dụng và rơi vào những hoàn cảnh nguy hiểm do các bé chưa thể ý thức được những nguy cơ đe dọa đến mình. Đôi khi bé hành động theo bản năng tò mò, thích khám phá mà đã tự đẩy mình vào hoàn cảnh nguy hiểm.
Trong độ tuổi này mặc dù bé được gia đình và nhà trường bảo vệ, bao bọc nhưng sự bảo vệ đó cũng không thể an toàn tuyệt đối. Vì vậy, chỉ khi chính bé hiểu và biết được cách bảo vệ mình, bé mới có thể an toàn và bố mẹ cũng yên tâm hơn. Do đó, cần dạy cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân

Kỹ năng bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm là thực sự cần thiết cho trẻ ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Khi trẻ càng trưởng thành thì trẻ lại càng phải đối mặt với những nguy hiểm nhiều hơn ở mức độ cao hơn như cướp giật, xâm hại, bắt cóc… Thậm chí chúng ta cũng thấy có rất nhiều những tai nạn thương tâm của trẻ ở trong chính gia đình của mình, tại sao lại vậy? chính bởi vì trẻ chưa nhận thức được đâu là những mối nguy hiểm và trẻ không có kỹ năng ứng phó trước những mối nguy hiểm đó.
 

Dạy trẻ cách bảo vệ bản thân như thế nào?

Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm thì phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng vượt qua những nguy hiểm trong cuộc sống.​Tự bảo vệ bản thân là bé tự biết được những nguy hiểm đang đe dọa mình, trong những hoàn cảnh nguy hiểm có thể ứng phó và thoát khỏi những nguy hiểm.

Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ

Bố mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽ tao sự thân thiết, niềm tin trong con. Nhờ đó, bé sẽ cởi mở hơn trong việc chia sẻ những gì xảy ra xung quanh mình, giúp bố mẹ có thể phát hiện ra những nguy cơ đang tồn tại quanh con để có biện pháp hợp lí.

Cha mẹ nên đưa ra tình huống giả định và dạy con các ghi nhớ 

– Đừng nên tin lời người lạ nói: Dù họ có nói rằng sẽ cho con bất cứ thứ gì, hay đưa con về nhà hoặc nhận là người quen của bố mẹ thì con cũng tuyệt đối không được tin và đi theo. Đặc biệt, không nhận đồ hay quà bánh gì từ những người không quen biết. Bởi rất có thể, đó là “trò dụ” với thuốc mê của họ để bắt cóc trẻ em.
– Khi bị lạc: Cha mẹ nên dặn trẻ rằng nếu xảy ra trường hợp như vậy, con hãy bình tĩnh, không khóc lóc và chạy lung tung. Hãy đứng yên tại đó, cha mẹ sẽ đi tìm. Nếu con bị lạc trong các khu vui chơi hay trung tâm mua sắm đông người, con nên tìm đến các chú bảo vệ mặc áo đồng phục xanh, hoặc các cô bán hàng để nhờ giúp đỡ, chứ không nghe lời của bất cứ người lạ mặt nào mà đi theo.
– Khi chơi bên ngoài: Con tuyệt đối không được đến gần và bắt chuyện với người lạ. Hãy luôn chơi ở những nơi đông người, có nhiều bạn bè, không được tự ý chơi một mình ở chỗ vắng vẻ.

Đưa ra cho bé những quy tắc an toàn, phân tích cho bé hiểu những quy tắc đó

Điều này chỉ thực hiện được khi bố mẹ thân thiết, gần gũi với con cái, bé sẽ có niềm tin và ghi nhớ những lời bố mẹ nói. Do đó, việc thường xuyên trò chuyện với trẻ rất quan trọng.
Khi đưa ra những quy tắc an toàn cho bé, cần phân tích kĩ tác hại của những việc làm sai để bé có thể hiểu được Ví dụ, khi bạn dặn bé không được đi theo người lạ, hãy chỉ rõ cho bé biết động cơ của kẻ xấu khi dụ bé đi,bé có thể gặp những nguy hiểm gì nếu thực sự theo người lạ,…


Dùng đóng kịch để giúp trẻ hiểu được tình huống và cách giải quyết các tình huống

Dẫn dắt bé tưởng tượng đến những tình huống nguy hiểm và dạy bé cách ứng xử hợp lí trong những tình huống đó. Nếu bé còn mơ hồ không hiểu, đừng ngại đóng vai để diễn đạt cho bé hiểu. Có thể dựng được những tình huống nguy hiểm có thể xuất hiện đối với trẻ để dạy trẻ ứng phó là cách có hiệu quả nhất giúp bé thoát khỏi những nguy hiểm khi thực sự xảy ra.
Theo các nhà khoa học: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 40% những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những gì trẻ nói và làm. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất.
 

Một số kỹ năng bảo vệ bản thân cha mẹ có thể trang bị cho trẻ:

 Kỹ năng an toàn khi tự chơi

 Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điều kiện của mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,…

 Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

 Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao.

 Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

 Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc xảy ra nơi công cộng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ có những kiến thức ứng xử cần thiết khi bị lạc như: Con nên gọi sự trợ giúp của ai? Nếu gặp người lạ muốn đưa con về con nên làm gì? Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Tuy nhiên khi trẻ đang hoảng sợ chưa chắc trẻ đã nhớ chính xác những thông tin này, vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

 Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư.
 

Học kỹ năng xã hội và kỹ năng bảo vệ bản thân cùng iGEM LEARNING

Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại. Kỹ năng bảo vệ bản thân là một chủ đề nằm trong chương trình đào tạo kỹ năng xã hội tại iGEM LEARNING với mục tiêu:
– Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống
– Giúp trẻ phân tích và xử lý an toàn khi có những nguy hiểm xảy ra
– Giúp trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân
– Giúp trẻ biết cách tự sơ cứu vết thương khi có tai nạn xảy ra
– Thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ

Chương trình kỹ năng xã hội tại iGEM LEARNING được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết về tâm lý – giáo dục đối với trẻ em Việt Nam với sự tham khảo và cập nhật từ các hoạt động giảng dạy kỹ năng xã hội của Úc, Canada, Pháp. Chương trình nhấn mạnh đến Lòng tự tôn – cái cốt lõi của nhân cách con người bao gồm 3 trụ cột chính: hiểu và đón nhận bản thân; tầm nhìn cá nhân; sự tự tin. Chương trình tổng thể phủ khắp các khía cạnh trong đời sống của đứa trẻ: cá nhân, mối quan hệ với (những) người khác, phương pháp học tập và nuôi dưỡng tinh thần học tập suốt đời, phát huy tài năng và khẳng định vị trí cá nhân trong cộng đồng, cống hiến khả năng của mình cho môi trường và cộng đồng.


 

 

Các tin khác

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu