Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Nuôi dưỡng lòng tự tôn ở trẻ

17/03/2021

Các chuyên gia tâm lý cho rằng giai đoạn trước tuổi đến trường (4-5 tuổi) là một trong các cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển cảm xúc của bé. Đây chính là thời kỳ bé yêu phát triển lòng tự tin và lòng tự trọng, được hình thành từ những năm tháng ấu thơ


Những cảm nhận của bé về sự gia tăng  nhanh chóng khả năng của bản thâncũng như cách bé đối diện với những cảm xúc phức tạp hơn sẽ ảnh hưởng lớn đến cách bé đương đầu với những căng thẳng của cuộc sống sau này. Nhiệm vụ của cha mẹ ở giai đoạn này là giúp bé phát triển lòng tự tôn, các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội.

Những kỹ năng này sẽ giúp bé vượt qua thăng trầm của cảm xúc, vượt qua khó khăn, biết tin tưởng, kiềm chế những giây phút quá khích, có lòng trắc ẩn và sự cảm thông. Đó là những gia vị cực kỳ quan trọng cho một cuộc sống lành mạnh và thành công.
Nuôi dưỡng lòng tự tôn  ở con trẻ
Lòng tự tôn được tạo nên khi đứa trẻ biết trân trọng bản thân và ý thức được khả năng của mình Những đứa bé có lòng tự tôn thường đánh giá đúng giá trị của bản thân và biết tự giải quyết các vấn đề ở một mức độ nhất định.
Lòng tự tôn giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, hiểu và chấp nhận rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ để luôn giữ thái độ lạc quan. Ví dụ, mẹ có thể đưa ra câu hỏi “Con nghĩ xem mình nên khắc phục sự cố này thế nào? Ai cũng có thể gặp những điều không như ý. Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi”
Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển lòng tự tôn bằng cách
  • Không ngừng nhắc cho trẻ nhớ bản thân mình là ai
  • Giúp con phát triển sự tự tin vào năng lực của mình
  • Dành cho con sự quan tâm đúng mực
  • Dạy con cách chấp nhận lỗi lầm
  • Dạy con về lòng tự tôn
  • Lòng tự tôn hình thành khi trẻ biết mình được kết nối với những người khác, được yêu thương và đánh giá đúng mức.
  • Dạy cho con bài học về vai trò của mỗi người thông qua việc giải thích về từng người trong gia đình, mối liên hệ của người này với những người khác và những điều bạn đã làm khi còn bé.
  • Có thể tạo 1 album gia đình và tạo cơ hội để con thu thập các kỷ vật của gia đình như các món quà lưu niệm sau mỗi kỳ nghỉ của gia đình.
  • Lưu giữ và trưng bày các bức tranh, bức vẽ và ảnh của bé yêu. Những hình ảnh này giúp con nhận biết quá trình trưởng thành của bản thân.
  • Phát triển sự tự tin vào năng lực bản thân:
  • Khuyến khích bé tìm cách giải quyết các vấn đề và tự đưa ra quyết định. Nhưng cũng cần cho bé biết là bạn vẫn luôn ở bên, mỗi khi con cần.
  • Khi bé thành thạo một kỹ năng mới, hãy tạo cơ hội để con luyện tập nhiều lần trước khi chuyển sang một lĩnh vực khó hơn. Việc thực hành nhiều lần giúp trẻ cảm thấy tự tin trong những việc mình làm và nhận ra mọi thứ dần dần sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Dành cho con sự quan tâm đúng mực
  • Khi con làm những điều tốt cho bạn, đừng quên dành cho con những lời tán thưởng “ cảm ơn con” “ Con làm tốt lắm”: Hãy tỏ ra hào phóng với lời khen ngợi, nhưng thật lòng bởi vì trẻ con rất nhạy cảm, bé sẽ nhận ra đâu là lời nói dối. Nếu bạn khen ngợi con quá nhiều, con sẽ không còn cảm thấy trân trọng điều đó.
  • Ôm con,lắng nghe, dành thời gian cho con, để con phụ giúp bạn, tham gia nhiều hoạt động cùng con nếu bạn có thể.Tránh nói những lời làm con buồn như “ Con làm mẹ mệt đấy”, “ con hư quá”, “ con chả làm được việc gì cả”.
  • Chấp nhận lỗi sai: Hãy thực tế, nhưng cũng cho phép con bạn dấn thân vào các trải nghiệm mới. Không nên bao bọc con quá mức. Hãy nói với con rằng mọi người đều có thể mắc lỗi và chúng ta trưởng thành từ các sai lầm. Điều quan trọng là trẻ hiểu được thất bại trong việc này không có nghĩa là con cũng sẽ thất bại trong mọi việc. Tạo cho con thái độ lạc quan bằng cách nói tích cực với trẻ “ Không sao. Đội của con chỉ không chiến thắng lần này thôi” “ Rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi. Con chỉ cần cố gắng hết sức là được” và “ Giúp ai đó là việc nên làm cho dù người đó không cảm ơn cũng không sao”.
Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của bé
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp trẻ dễ dàng vượt qua những thử thách và các cảm xúc tiêu cực. Khóc lóc và ăn vạ-những cách thức trẻ áp dụng khi còn nhỏ sẽ không còn phát huy tác dụng khi trẻ lớn lên. Trẻ chỉ giải quyết tình huống tốt khi bản thân bé hiểu được cảm xúc của mình trong mỗi tình huống.  Các kỹ năng giải quyết vấn đề đều rất quan trọng cho việc đưa ra quyết định và giải quyết các xung đột.
Không phải lúc nào xung đột cũng là xấu. Thông qua những tranh cãi, trẻ nhận ra cảm xúc và suy nghĩ của mọi người là rất khác nhau. Trẻ cũng phân biệt được đúng sai và cách hành xử của con có thể tác động đến mọi người như thế nào.
Bí quyết để tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề của bé
  • Dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc của mình. Hãy sử dụng vài trò chơi trẻ con cũng như những câu chuyện kể để giúp trẻ nhận diện các biểu hiện cảm xúc.
  • Giúp con bạn nhận biết và vượt qua các cảm xúc tiêu cực trong lần trải nghiệm đầu tiên – ví dụ: buồn bã, thất vọng, xấu hổ trước khi mọi sự tiêu cực trở nên vượt quá kiểm soát.
  • Dạy cho con hiểu rằng chiến thắng có thể rất quan trọng, tuy nhiên việc con cố gắng hết sức còn quan trọng hơn nhiều. Quan trọng nhất là cha mẹ nhất định phải trở thành tấm gương về thái độ này.
  • Giúp con nhận biết điều gì là công bằng và không công bằng. Ví dụ: dạy con kỷ luật xếp hàng chờ đến lượt mình thay vì xô đẩy các bạn khác.
  • Hãy để con hiểu rằng đôi khi mọi thứ không diễn ra như ý muốn ngay cả khi mình con cư xử tốt đẹp. Ví dụ: “ Không phải bạn nào cũng muốn chia sẻ đồ chơi ngay cả khi con nói dịu dàng với bạn”
  • Làm gương về lối suy nghĩ tích cực là điều không đơn giản chút nào. “ Con muốn rủ bạn Harry chơi cùng. Bạn có thể từ chối đấy. Nhưng nếu bạn đồng ý thì các con chơi cùng nhau sẽ rất vui, đúng không nào?”
Cha mẹ có thể tự tạo ra các tình huống để khơi dậy khả năng tự giải quyết vấn đề của con 
Khi con đang tranh luận với những đứa trẻ khác, hãy giúp con tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Không phê phán khi trẻ tranh luận với nhau. Khi tất cả cùng bình tĩnh để nói chuyện, cha mẹ khuyến khích con nghĩ theo một hướng khác để giải quyết vấn đề và lựa chọn giải pháp ổn thỏa cho tất cả.
Hãy chắc chắn rằng giải pháp được thực hiện triệt để. Hãy khen ngợi để các con thấy, khi giải quyết được mâu thuẫn ổn thỏa, các con đều có công trong việc này.
Phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ
Có những mối quan hệ tốt với nhiều tuýp người là yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển tinh thần của mỗi người. Để có được điều này, trẻ cần những kỹ năng sau:
  • Kỹ năng giao tiếp- sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong từng hoàn cảnh, cười, biết giao tiếp bằng mắt và lắng nghe.
  • Kỹ năng hòa nhập: Biết làm cách nào để tham gia và nhóm
  • Kỹ năng chia sẻ, chờ đến lượt, kỷ luật, hợp tác, giải quyết xung đột, giúp đỡ người khác
  • Kỹ năng để trở thành người bạn tốt: biết quan tâm đến cảm nhận của mọi người, cư xử tử tế
Trẻ học được các kỹ năng xã hội như thế nào? 
  • Kỹ năng xã hội của trẻ có xu hướng ảnh hưởng nhiều nhất từ cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể tiếp nhận và học hỏi từ các thành viên khác trong gia đình, bạn bè và những người chăm sóc ở trường mẫu giáo.
  • Không có một công thức cụ thể nào để dạy trẻ các kỹ năng xã hội. Biện pháp hữu ích có thể là quan sát tình huống cụ thể và xem xét liệu điều gì là tốt nhất cho con. Khi con còn nhỏ, đôi khi việc chia sẻ, thỏa hiệp, nhường nhịn và giải quyết xung đột luôn là những điều khó khăn.
Sau đây là một vài bí quyết giúp con phát triển kỹ năng xã hội
  • Chỉ cho con thế nào là những hành vi ứng xử tốt. Ví dụ: lắng nghe khi mọi người nói với con, cư xử tốt với mọi người và làm những điều tốt cho các bạn. Điều quan trọng là: trẻ luôn học hỏi từ các hành vi của người lớn.
  • Khuyến khích con quan tâm đến cảm nhận của người khác. Ví dụ: Bạn Quang đã chờ đợi khá lâu để làm việc này. Nếu con phải chờ đợi lâu như thế thì sao nhỉ? Mình có thể làm gì tốt hơn cho bạn nhỉ?
  • Tạo ra cơ hội cho con chơi những trò chơi tưởng tưởng, mặc đồ, chơi bán hàng và đóng vai theo các câu truyện với những đứa trẻ khác. Đây là một cách giáo dục kỹ năng giao tiếp của trẻ rất hiệu quả.
                                                                                                                                                                 Theo Raising children
 

Các tin khác

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu