4 quy tắc cần nhớ khi tính toán tư duy bằng tay
06/05/2024
Phương pháp tính toán tư duy bằng tay (Finger Math) là một trong những phương pháp học toán được sử dụng phổ biến hiện nay giúp trẻ có thể cộng trừ hai chữ số một cách dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, iGEM LEARNING xin chia sẻ một số thông tin về phương pháp này.
1. Phương pháp tính toán tư duy bằng tay (Finger Math) là gì?
Toán tư duy Finger Math là phương pháp dạy học kết hợp sự lên xuống của đôi tay và các con số để từ đó tìm ra kết quả nhanh, mà không cần đến các thiết bị hỗ trợ. Mặc dù, toán Finger Math chỉ áp dụng cho các phép cộng, trừ trong phạm vi từ 0 tới 99. Tuy nhiên, so với bình thường bé chỉ đếm được tới 10 tương ứng với số ngón tay, thì áp dụng cách này trẻ có thể đếm đến 20, 50 hay thậm chí đến 99 vẫn luôn ra đáp án chính xác.
Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh bằng tay Finger Math đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc,…Nhằm giúp cho trẻ mẫu giáo và tiểu học phát triển trí não một cách tốt nhất, cũng như khơi dậy sự yêu thích của các bé để không còn cảm thấy môn Toán khô khan nữa.
Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh bằng tay Finger Math đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc,…Nhằm giúp cho trẻ mẫu giáo và tiểu học phát triển trí não một cách tốt nhất, cũng như khơi dậy sự yêu thích của các bé để không còn cảm thấy môn Toán khô khan nữa.
2. Lợi ích khi cho trẻ tính toán tư duy bằng tay
Phương pháp tính nhẩm bằng tay Finger Math không chỉ giúp trẻ giải quyết các phép tính nhanh hơn, mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời như:
- Phát triển cân bằng hai cầu não: Thao tác tính toán bằng các ngón tay là sự kết hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy. Nhờ vậy, hai bên bán cầu não của trẻ điều phát triển cân bằng.
- Tăng tốc độ tính toán: Với phương pháp Finger Math trẻ có thể cộng, trừ dãy số gồm nhiều số có hai chữ số với nhau và luôn cho kết quả chính xác.
- Giúp trẻ hứng thú hơn với môn Toán: Thực hành toán tư duy Finger Math, trẻ không cần đặt bút tính toán nên cảm nhận về toán học sẽ thú vị hơn bao giờ hết.
Không chỉ vậy, Finger Math còn giúp bé tăng khả năng tập trung, đồng thời có thể vận dụng các kỹ năng toán học vào những môn khác.
3. 4 quy tắc quan trọng cần nhớ
Quy ước tay phải
Các ngón bên bàn tay phải sẽ đại diện cho hàng đơn vị, trong đó:
- Số 1, 6: Ngón trỏ
- Số 2, 7: Ngón giữa
- Số 3, 8: Ngón áp út
- Số 4, 9: Ngón út
- Số 5: Ngón cái
Chú ý: Ví dụ, khi chuyển từ số 5 qua số 6 thì trẻ phải nắm các ngón tay 5,7,8,9 lại.
Quy ước tay trái
Tương tự, đối với bàn tay trái sẽ đại diện cho hàng chục, trong đó:
- Số 10, 60: Ngón trỏ
- Số 20, 70: Ngón giữa
- Số 30, 80: Ngón áp út
- Số 40, 90: Ngón út
- Số 5: Ngón cái
Như vậy, khi một số có 2 chữ số ta sẽ dùng tay phải để tượng trưng cho chữ số hàng đơn vị, rồi ghép với tay trái tượng trưng cho chữ số hàng chục.
Ví dụ ngón giữa tay phải (số 2) + ngón giữa bàn tay trái (số 20) = 22.
Ví dụ ngón giữa tay phải (số 2) + ngón giữa bàn tay trái (số 20) = 22.
Quy ước phép cộng
Đối với phép tính cộng, khi đã mở hết các ngón tay phải cho hàng đơn vị, thì bạn mở tiếp ngón tay trái cho hàng chục. Tuy nhiên, khi ngón hàng chục bung ra thì phải đóng ngón tay phải của hàng đơn vị lại.
Quy ước phép trừ
Khi thực hiện phép tính trừ, nếu các ngón tay hàng đơn vị đã thu về thì bạn thu tiếp ngón tay hàng chục. Nhưng, khi ngón tay hàng chục đóng lại thì ngón tay hàng đơn vị phải bung ra.
Lưu ý, đối với phép tính cộng, trừ số có hai chữ số thì bạn thực hiện công hoặc trừ hàng chục trước, sau đó mới đến hàng đơn vị.
Ví dụ : 28 + 51, ta thực hiện 28+50 trước rồi sau đó cộng thêm 1 vào kết quả trước.
Lưu ý, đối với phép tính cộng, trừ số có hai chữ số thì bạn thực hiện công hoặc trừ hàng chục trước, sau đó mới đến hàng đơn vị.
Ví dụ : 28 + 51, ta thực hiện 28+50 trước rồi sau đó cộng thêm 1 vào kết quả trước.
4. Một số lưu ý
- Theo một số khảo sát thu thập được, phương pháp này sẽ phù hợp nhất với những trẻ trong độ tuổi Mầm non và Tiểu học, đặc biệt là từ giai đoạn 3 - 8 tuổi, thời điểm trẻ đã có sự tiếp thu tốt và khả năng nhận biết về những con số. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ ngoài độ tuổi này không thể học được phương pháp này. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.
- Khi còn nhỏ khả năng tiếp thu của trẻ thường khá tốt tuy nhiên sự tập trung lại chưa được tốt. Do vậy, trong quá trình học đừng khiến con cảm thấy áp lực mà hãy biến việc học thành một trò chơi trí tuệ giúp con có tâm lý thoải mái và cũng có thể kích thích sự hứng thú trong con.
- Giáo dục, dạy dỗ cho trẻ là một quá trình dài đòi hỏi bố mẹ cần phải có sự kiên trì. Bên cạnh đó, để dạy con đúng đắn thì bố mẹ phải dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng phương pháp toán tư duy này để tránh hướng dẫn con xuất phát sai.
Tham khảo khoá học Tư duy Toán tại iGEM LEARNING
---------
iGEM LEARNING: EMPOWER YOUR MIND, EMPOWER YOUR GROWTH
iGEM LEARNING: EMPOWER YOUR MIND, EMPOWER YOUR GROWTH
Thông tin liên hệ
- Hotline: 096 270 6922/ (024) 7300 9006
- Zalo: 097 209 0300
- Website: iGEM LEARNING
- Fanpage: iGEM LEARNING
- Địa chỉ trung tâm: Số 60 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Group: https://www.facebook.com/groups/igemlearning
Các tin khác
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006 (*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006 (*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu