Quy tắc dạy con đáng suy ngẫm của người Nhật
23/12/2021
Tìm hiểu về cách dạy con kiểu Nhật, Bố/ Mẹ đừng bỏ qua một phần rất thú vị, đó là việc đặt ra các quy tắc trong gia đình.
Tìm hiểu về cách dạy con kiểu Nhật, Bố/ Mẹ đừng bỏ qua một phần rất thú vị, đó là việc đặt ra các quy tắc trong gia đình. Khi làm theo hoặc khi trẻ phá vỡ các quy tắc, trẻ cũng học hỏi được khá nhiều điều về các quy tắc ứng xử trong xã hội và mối liên hệ giữa mọi người với nhau. Cả gia đình đều nên cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu và đề ra những quy tắc này như sau:
Khen ngợi con làm tốt
Muốn con lớn lên trở thành một người đáng tin cậy, hãy giúp trẻ học cách tuân thủ các nguyên tắc ngay từ bây giờ. Quan điểm dạy con kiểu Nhật cũng không khác biệt nhiều so với các quốc gia khác trong phương diện này. Mỗi khi trẻ làm đúng, Bố/ Mẹ cần khen ngợi con. Lưu ý, hãy khen ngợi một cách cụ thể hành động mà trẻ đã làm được, ví dụ “mẹ rất vui vì con đã đi học đúng giờ trong suốt tháng vừa rồi”, không khen chung chung “con rất giỏi, mẹ rất vui”.
Một vài câu khen Bố/ Mẹ có thể tham khảo:
1. Con đã rất cố gắng và mẹ đánh giá rất cao những nỗ lực của con.
2. Mặc dù việc này rất khó, nhưng con đã không bỏ cuộc
3. Thái độ của con hôm nay đặc biệt tốt
4. Con đã tiến bộ rất nhiều
5. Ý tưởng của con rất mới mẻ
6. Con đã làm việc cùng các bạn rất hiệu quả
7. Vấn đề này con đã rất có trách nhiệm
8. Con giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ, thực sự tốt
9. Mẹ luôn tin ở con.
Nghiêm khắc trách phạt khi con làm sai
Đối với những hành vi sai của trẻ, Bố/ Mẹ cần nghiêm khắc phê bình hay đưa ra hình phạt thích hợp. Và để làm được điều này, hãy là người Bố, người Mẹ gương mẫu. Hãy tuân thủ các nguyên tắc và cho trẻ thấy điều đó. Một khi là người Bố, người Mẹ được con cái kính trọng và tin tưởng, Bố/ Mẹ sẽ không gặp khó khăn khi thuyết phục con nghe lời.
Dạy con quy tắc trên bàn ăn
Mời người lớn trước khi bắt đầu ăn.
Không được bới tung thức ăn để lựa miếng to nhất, ngon nhất
Nếu không ăn được hoặc không thích ăn một thành phần nào đó trong món ăn như da gà, thì cũng nên gắp cả miếng vào chén của mình rồi loại bỏ phần không thích ra. Hoặc ngược lại nếu chỉ thích ăn da thì cũng chỉ được phép ăn miếng da dính với phần thức ăn mình đã gắp.
Nên khép miệng khi nhai, và chỉ nên nói chuyện khi đã nhai và nuốt hết thức ăn trong miệng
Nên ăn hết cơm và thức ăn trong chén của mình, không được để mứa.
Trẻ con nên được khuyến khích cùng dọn bàn ăn cũng như rửa chén bát sau khi ăn xong.
Dạy con quy tắc ứng xử
1. Nói cám ơn, xin lỗi: Trẻ cần nói cám ơn với bất cứ ai dù là người lớn tuổi hay nhỏ tuổi khi họ làm giúp việc gì đó hoặc cho/tặng món đồ gì. Nếu bất kỳ lời nói, hành động nào của trẻ ảnh hưởng đến người khác, sẽ làm người khác không vui.
2. Biết chào mọi người: “Con chào bác/cô/chú/anh chị… ạ!” là câu nói cửa miệng trẻ cần biết khi gặp bất kỳ ai. Bố/ Mẹ nên tập cho con mạnh dạn chào mọi người và không quên mỉm cười thân thiện khi gặp ai đó.
3. Nhiệt tình đón tiếp khi khách đến nhà: Bất kỳ là người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn của Bố/ Mẹ hay là ai trong gia đình, trẻ cần đón tiếp nhiệt tình “Con mời cô/chú/bác/anh vào nhà chơi, uống nước… ạ”.
4. Không làm gián đoạn cuộc nói chuyện của người lớn: khi người lớn nói chuyện, trẻ không được đột ngột chen ngang, làm gián đoạn, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp (những việc vượt quá tầm của bé, bé bị đau bụng/đầu, có người vào nhà…)
5. Không chê bai, nói xấu, đùa cợt người khác: đây là một trong những cách mà trẻ tôn trọng người khác cũng là để người khác tôn trọng con.
6. Chỉ ăn khi được cho phép: trẻ thường háu ăn và thường tự ý ăn món mình thích mà không xin phép người lớn. Bố/ Mẹ hãy dạy trẻ cách xin phép khi muốn ăn món gì đó “ Con ăn cái này được không Bố/ Mẹ? Bố/ Mẹ cho con ăn cái bánh này nhé?” .
7. Nói ra điều mình muốn: “ Con khát nước, con đói, con mắc tè…” là những câu nói thường gặp của trẻ. Thay vì để con nói như vậy, Bố/ Mẹ hãy dạy con thể hiện điều mình mong muốn “ Con muốn uống nước, con muốn ăn, con muốn đi nhà vệ sinh… ”. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách nhờ vả người khác.
8. Biết bắt tay: Bố/ Mẹ nên dạy con về cách bắt tay sao cho đúng và nhớ là phải nhìn vào mắt người đối diện nhé.
9. Chúng mình chơi chung nhé: khi chơi cùng các bạn, nếu trẻ không biết hòa đồng, chỉ muốn sở hữu món đồ chơi nào đó, cáu gắt, la hét sẽ làm bạn bè xa lánh. Vì vậy, trẻ hãy cùng chơi, chia sẻ với nhau.
10. Cái miệng nó xinh thế, chỉ nói điều hay thôi: trẻ không được nói những từ bậy bạ, tiếng lóng, nói tục, chửi thề.
Không lục lọi đồ của người khác khi chưa được sự đồng ý
11. Không tự ý sử dụng đồ vật của người khác: trẻ thường hiếu kỳ và thích khám phá những đồ vật của người khác. Bố/ Mẹ hãy dạy con cách xin phép và chỉ khi nhận được sự đồng ý của người đó thì mới được sử dụng.
12. Nghề nào cũng là đáng quý: trẻ dễ có suy nghĩ những người làm công an, giáo viên, bác sĩ… sẽ được mọi người yêu thích, tôn trọng hơn nhân viên bảo vệ, lao công, tài xế… Hãy nói với trẻ rằng nghề nào cũng cao quý, đống góp cho xã hội và trẻ cần kính trọng, lễ phép với mọi người.
13. Hỏi han người khác: hướng dẫn trẻ cách chủ động hỏi han người khác khi gặp như: “ Cô/chú/bác/ông bà có khỏe không ạ/ Anh chị đang làm gì đấy ”… Đồng thời, nếu ai đó hỏi han trẻ, trẻ cần trả lời lịch sự.
14. Tránh nói quá to, làm phiền người khác: khi trẻ đang chơi đùa hay đến thăm nhà người lớn.
15. Gõ cửa phòng người khác trước khi vào: chỉ khi nào được đồng ý của người khác thì trẻ mới được vào phòng.
16. Phép lịch sự che miệng: Đó là khi trẻ ngáp, ho, hắt xì, trẻ cần dùng khuỷ tay để che miệng.
17. Biết giúp đỡ người khác: Giúp Bố/ Mẹ dọn cơm, rót cho Ông/ Bà ly nước, phụ Bố tưới cây, cầm cặp sách giúp bạn, giữ cửa cho người đi sau…
18. Chờ đến lượt: hãy dạy cho con trẻ cách chờ đến lượt của mình khi đi mua sắm, vui chơi hay đến những nơi công cộng.
Cùng iGEM LEARNING theo dõi Page để có nhiều "bí kíp" tham khảo dậy các con, Bố/ Mẹ nhé!
Các tin khác
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006 (*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006 (*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu