Bảy thời điểm nhạy cảm khi phê bình trẻ
23/08/2021
Phê bình khi trẻ mắc lỗi là cần thiết, song phê bình vào thời điểm không phù hợp sẽ có nguy cơ phản tác dụng. Để việc góp ý cho con được hiệu quả, bố mẹ nên tránh những thời điểm nhạy cảm dưới đây.
Trong bữa ăn
Cha mẹ thường nghĩ rằng thời gian cả gia đình quây quần bên mâm cơm là thời điểm lý tưởng để dạy dỗ con cái. Theo nghiên cứu, hệ tiêu hoá của con người có mối quan hệ khăng khít với hệ cảm xúc và khi bị chỉ trích trong lúc ăn, trẻ sẽ thường có cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Nếu việc ‘dạy dỗ’ xảy ra thường xuyên sẽ để lại hệ quả xấu cho hệ tiêu hoá cũng như tâm lý trẻ.
Trước khi đi ngủ
Theo đặc tính sinh học, nếu bị chỉ trích trước khi đi ngủ, trẻ sẽ nghĩ về nó nhiều hơn. Những cảm xúc này sẽ dẫn lối cho những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và tình yêu của bố mẹ dành cho chúng. Trong trường hợp cha mẹ bận việc, chỉ có thể trao đổi cùng trẻ trước khi ngủ thì cần có một cách tiếp cận nhẹ nhàng, giúp trẻ nhận thức được lỗi lầm nhưng vẫn cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ, từ đó thấy tự tin và sẵn sàng sửa đổi.
Trước mặt người ngoài
Ai cũng có lòng tự trọng, và trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Đôi khi người lớn vì một phút nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc nên mắng mỏ, chê bai trẻ trước mặt người khác. Điều này khiến trẻ có xu hướng mất tự tin, đặc biệt đối với lứa tuổi trưởng thành, trẻ sẽ hình thành thói quen phản kháng, làm ngược lại những gì cha mẹ dạy bảo.
Khi trẻ ốm
Những lúc ốm đau, cơ thể mệt mỏi, trẻ sẽ cần sự quan tâm, vỗ về từ bố mẹ. Việc phê bình trẻ những lúc này không mang lại giá trị tích cực, mà ngược lại, vô tình khiến tâm trạng trẻ xấu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Khi trẻ thừa nhận sai lầm
Mục đích của việc phê bình chính là giúp trẻ nhận thức được sai lầm của mình, do đó việc tiếp tục chỉ trích trẻ là điều không cần thiết. Thay vì vậy, hãy khen ngợi trẻ để trẻ tự tin và chủ động khắc phục lỗi lầm.
Khi trẻ đang buồn
Khi đang hân hoan với một thành tích nào đó hay đang gặp chuyện không vui, đây là thời điểm trẻ không sẵn sàng cho việc bị phê bình. Những lúc này, trẻ cần bố mẹ ở bên cạnh để chung vui hoặc chia sẻ nỗi buồn. Những vấn đề của trẻ nên được gác lại vào thời điểm khi trẻ có trạng thái tương đối cân bằng về tâm lý.
Khi bố mẹ nóng giận
Việc trao đổi và rút kinh nghiệm nên được thực hiện vào thời điểm cả bố mẹ và trẻ đang bình tĩnh và cân bằng. Khi nóng giận, bố mẹ có xu hướng mất kiểm soát về hành vi và lời nói dẫn đến tổn thương con trẻ. Vì vậy, để cho việc phê bình, góp ý cho con được hiệu quả, bố mẹ nên tránh những lúc “tăng xông" này.
Giáo dục gia đình vẫn luôn là yếu tố cơ bản trong việc hình thành và phát triển tính cách của trẻ. Để dạy dỗ con trẻ không là nỗi ám ảnh của cả Bố/ Mẹ và con, việc lựa chọn thời điểm thích hợp cho việc giải quyết những vấn đề tiêu cực là rất cần thiết.
Cùng iGEM LEARNING theo dõi Page để có nhiều "bí kíp" tham khảo dậy các con, Bố/ Mẹ nhé!
Các tin khác
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006 (*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006 (*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu