Trung tâm gần nhất
Hotline: 096 270 6922  
Chương trình ưu đãi

Nhận diện và bảo vệ bản thân trước bạo lực tinh thần ở trẻ nhỏ

15/10/2020
Đồng hành cùng VTC trong chương trình: Sống Khỏe Thế Kỷ 21 với các chủ đề liên quan đến Xã hội và nâng cao kỹ năng xã hội ở trẻ nhỏ. Trong vai trò cố vấn nội dung chương trình, Chuyên gia tâm lý Ngô Thị Thu Huyền - Đồng thời là cố vấn chuyên môn cho môn Kỹ năng Xã hội tại IGEM LEARNING đã có những chia sẻ về vấn đề: Nhận diện và bảo vệ bản thân trước bạo lực tinh thần ở trẻ nhỏ.
Đồng hành cùng VTC trong chương trình: Sống Khỏe Thế Kỷ 21 với các chủ đề liên quan đến Xã hội và nâng cao kỹ năng xã hội ở trẻ nhỏ. Trong vai trò cố vấn nội dung chương trình, Chuyên gia tâm lý Ngô Thị Thu Huyền - Đồng thời là cố vấn chuyên môn cho môn Kỹ năng Xã hội tại IGEM LEARNING đã có những chia sẻ về vấn đề: Nhận diện và bảo vệ bản thân trước bạo lực tinh thần ở trẻ nhỏ.
Nhận diện bạo lực tinh thần ở trẻ nhỏ

Nhận diện bạo lực tinh thần ở trẻ nhỏ

Theo đó, càng ngày ở xã hội hiện đại, tình huống bạo lực hay tấn công tinh thần càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là bạo lực tinh thần tồn tại ở nhiều dạng thức và lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất chứ không chỉ đơn giản là các hành vi quan sát được và có thể ngăn chặn ngay được.
 Người ta ước tính trên thế giới có khoảng gần một tỷ đứa trẻ từ 2 đến 17 tuổi chịu đựng các hình thức bạo lực:Thể chất, lạm dụng tình dục, tấn công cảm xúc hoặc sự bỏ rơi tinh thần trong suốt năm học. Hưởng ứng lời kêu gọi của who: “chấm dứt sự ngược đãi, khai thác và đối xử bạo lực dưới mọi hình thức đối với đứa trẻ”, cộng đồng, gia đình và cá nhân cần có những hành động nhất định để giúp phòng ngừa và chăm sóc sức khoẻ tâm trí của trẻ em.
 Bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần đều để lại hậu quả nhất định, ảnh hưởng tới cả quãng đường phát triển nhân cách của trẻ và để lại những thương tổn suốt cuộc đời. Do đó, việc giúp đỡ con trẻ tự bảo vệ ở khía cạnh tâm lý rất cần thiết và cũng tạo thuận lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Sự trợ giúp này đồng thời cũng giúp trẻ trở nên nhạy cảm và tránh được các xung đột vật lý.

Các dạng thức của bạo lực tinh thần

Việc bạo hành trẻ em mà không cần đụng chạm đang là tình trạng báo động khi dễ dàng xảy ra bởi cuộc sống ngày nay nhiều áp lực, người thân, cha mẹ hay người khác tiếp xúc với các em mà thiếu tính kiềm chế. Bạo lực có thể chia ra làm các dạng thức sau
+ Bạo lực ngang hàng
+ Bạo lực từ hàng trên (Thầy cô, bố mẹ…)
+ Các loại bạo lực (hung tính): trực tiếp vs gián tiếp; có lời vs không lời; cố tình vs vô ý - tập trung vào các hành vi tấn công thể chất, lạm dụng tình dục, sự bỏ rơi trong nuôi dưỡng, dèm pha, chế giễu, đe doạ, bắt nạt, phân biệt đối xử, khước từ và các hình thức đối xử thù nghịch...
Liên quan tới hệ luỵ tinh thần, bạo lực sẽ để lại rất nhiều ảnh hưởng như:
+ Khiến các con cảm nhận cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, xấu hổ, giận dữ, bất lực
+ Nghi ngờ về các mối quan hệ - Thiếu cảm giác an toàn, có thể trở nên thu rút, có ánh nhìn thù nghịch
+ Gây ra các hành vi leo thang bạo lực và các hành vi tự hại
+ Lòng tự tôn thấp - ảnh hưởng tới kết quả học tập, gia nhập cộng đồng
Và nguyên nhân của việc các con bị tổn thương:
+ Có bạo lực mà không nhận diện được
+ Nhận diện được mà không có cách thức ứng xử phù hợp với bạo lực, thiếu chiến thuật suy nghĩ và cách thức hành động.
+ Có những suy nghĩ không lành mạnh và không thực tế về những điều xảy ra
 Chính bởi thế, việc giáo dục từ nhận thức là rất quan trọng, khi được nhận diện về bạo lực tinh thần sẽ giúp trẻ:
+ Giúp trẻ tự vệ
+ Tránh các đồng nhất vô thức với bạo lực, hay là học tập từ các khuôn mẫu đó, vì tính hiệu quả, vì nó giải phóng tối đa cơn giận dữ, sự bất bình.
+ Tránh leo thang mâu thuẫn - xây dựng một không khí giao tiếp hoà bình, thân thiện, hiệu quả.

Giúp trẻ phòng vệ tâm lý trước bạo lực tinh thần
 

Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng để bảo vệ bản thân trước bạo lực tinh thần đóng một vai trò quan trọng, khi có những kiến thức này, lòng tự tôn trong trẻ bên trong cũng được nâng lên khi con thấy mình có giá trị, có quyền được bảo vệ mình.
Giáo dục xây dựng lòng tự tôn là một chương trình dài hạn không chỉ giúp trẻ vững vàng khi khẳng định cá nhân trước các tình huống đương đầu với mâu thuẫn, tấn công, mà còn giúp trẻ trở thành một con người cá tính có khả năng thích nghi cao với cộng đồng và hiện thực hoá những mơ ước trong cuộc sống của mình.
Dạy trẻ kỹ năng phòng vệ tâm lý trước bạo lực tinh thần
Xây dựng lòng tự tôn bắt đầu từ những viên gạch nền tảng, đó là biết mình là ai, biết mình như thế nào – sau đó là biết đón nhận bản thân mình – khuyến khích bản thân mình, chấp nhận điều gì là chưa tốt để sửa chữa và không ngừng củng cố những điểm mạnh. Trên cơ sở đó, bổ sung cho trẻ những cách thức để suy nghĩ, tư duy phản biện và các phương tiện để hành động. Đứa trẻ dần trở nên tự tin và biểu đạt mình một cách thuận lợi.
 
Tất cả các yếu tố của sự tự tôn: biết mình, yêu thương mình, các chiến thuật hiệu quả và tư duy cởi mở sẽ tạo nên một người trưởng thành sau này với bản sắc cá tính độc đáo, tự tin, có được vị trí như mình mong muốn trong cộng đồng.
Đây chính là cách phòng ngừa bạo lực gián tiếp – không đương đầu trực tiếp với bạo lực, mà chuyển sự đầu tư tâm trí của trẻ sang các giá trị và những lối sống thực hành giá trị đó, bạo lực tự khắc thuyên giảm và rút lui như là hệ quả của cách thức gián tiếp này.
 
Bởi kỹ năng xã hội đóng vai một trò quan trọng, chính vì thế hệ thống đào tạo IGEM LEARNING xây dựng nền tảng phát triển nhân cách của trẻ sẽ xuất phát từ những bài học kỹ năng đơn giản, cho tới việc cá nhân hóa cái tôi riêng biệt, nhìn nhận giải quyết các vấn đề, tự lập trước cuộc sống. Từ đó, trẻ có thể tự bảo vệ bản thân, kích thích sự phát triển tư duy cũng như hình thành nên một tích cách độc lập, bản lĩnh trở thành công dân tốt trong xã hội

Các tin khác

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ
Đăng ký ngay để nhận cơ hội trải nghiệm bài kiểm tra và học thử MIỄN PHÍ cho 3 môn: NGÔN NGỮ ANH I KỸ NĂNG XÃ HỘI I TƯ DUY TOÁN
Hoặc nhận tư vấn chi tiết về khóa học qua Hotline:
Xã Đàn: (024) 7300 9006
Linh Đàm: (024) 7300 5006
(*) Từ: 8h30 – 20h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu